7 Cách Chữa Bệnh Trầm Cảm Tại Nhà Không Cần Dùng Thuốc

     

Tâm lý trị liệu là một thuật ngữ chung để điều trị trầm cảm bằng cách nói về tình trạng của bạn và các vấn đề liên quan với một chuyên gia tâm lý. Tâm lý trị liệu còn được gọi là liệu pháp nói chuyện hoặc liệu pháp tâm lý. Phương pháp này có thể được áp dụng cho cả trầm cảm nhẹ và trầm cảm nặng.

Bạn đang xem: 7 cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà không cần dùng thuốc


Tâm lý trị liệu có thể giúp bạn:

Xử lý khủng hoảng hoặc khó khăn trong hiện tại Tìm cách tốt hơn để đối phó và giải quyết vấn đề Học cách đặt mục tiêu thực tế cho cuộc sống của bạn Mở rộng và phát triển các mối quan hệ xung quanh Xác định các yếu tố nguy cơ gây trầm cảm và nguyên nhân gây trầm cảm Xác định suy nghĩ và hành vi tiêu cực để điều chỉnh theo hướng tích cực hơn Phát triển khả năng chịu đựng và chấp nhận đau khổ bằng các hành vi lành mạnh hơn Lấy lại cảm giác hài lòng và kiểm soát cuộc sống của bạn nhằm giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm như tuyệt vọng và tức giận

2. Cách cải thiện bệnh trầm cảm nặng tại nhà

*

Bệnh trầm cảm không phải là một chứng rối loạn mà bạn có thể tự điều trị. Ngoài cách chữa bệnh trầm cảm theo chỉ định bác sĩ, bạn cũng nên kết hợp các cách cải thiện bệnh tại nhà để đạt hiệu quả cao hơn:

• Bám sát kế hoạch điều trị: Bạn đừng bỏ qua các buổi trị liệu tâm lý hoặc các cuộc hẹn với bác sĩ. Ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe hơn cũng đừng tự ý ngưng. Nếu bạn dừng lại, các triệu chứng trầm cảm có thể quay trở lại.

• Tìm hiểu về trầm cảm: Những kiến thức về bệnh trầm cảm sẽ thúc đẩy bạn bám sát kế hoạch điều trị. Bạn cũng nên khuyến khích gia đình bạn tìm hiểu về trầm cảm để giúp họ cảm thông và hỗ trợ bạn nhiều hơn.

• Chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo: Bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để tìm hiểu nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra triệu chứng trầm cảm của bạn. Hãy ghi chú lại những cách đối phó nếu triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi trong các triệu chứng hoặc cảm giác của bạn. Đồng thời, bạn cũng nên nhờ người thân hoặc bạn bè giúp theo dõi các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tự sát.

• Tránh các chất kích thích: Các chất kích thích có vẻ như giúp người bệnh làm giảm các triệu chứng trầm cảm, nhưng về lâu dài thì chúng thường khiến các triệu chứng xấu đi và khiến trầm cảm khó điều trị hơn. Bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý nếu bạn cần giúp đỡ trong cuộc hành trình cai nghiện thuốc lá, rượu bia, ma túy…

• Chăm sóc bản thân: Bạn nên ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất và ngủ đủ giấc. Để duy trì sức khỏe thể chất và cải thiện tinh thần, bạn có thể học cách tập yoga chữa trầm cảm tại nhà. Bạn cũng có thể đi bộ, chạy bộ, bơi lội, làm vườn hoặc một hoạt động khác mà bạn thích. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng cho cả thể chất và tinh thần của bạn. Nếu bạn bị mất ngủ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để cải thiện.

Xem thêm: Cách Tách Âm Thanh Khỏi Video Online Với 5 Phần Mềm Đơn Giản


3. Cách chữa bệnh trầm cảm nặng bằng thuốc

*

Nếu một thành viên trong gia đình đã có dấu hiệu cải thiện tốt với một loại thuốc chống trầm cảm, thì loại này có thể cũng sẽ hiệu quả với bạn. Bạn có thể cần phải thử một vài loại thuốc hoặc kết hợp các loại thuốc trước khi bạn tìm thấy một loại thuốc có tác dụng. Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn, vì một số loại thuốc cần vài tuần hoặc lâu hơn để có tác dụng đầy đủ và giảm bớt tác dụng phụ.

• Rủi ro khi bạn ngưng thuốc: Bạn không nên ngưng dùng thuốc chống trầm cảm hay bỏ qua vài liều mà không trao đổi với bác sĩ trước. Điều này có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và khiến chứng trầm cảm có thể tệ hơn.

• Thuốc chống trầm cảm và thai kỳ: Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, một số thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng rủi ro sức khỏe cho bé. Bạn nên cho bác sĩ biết nếu bạn uống thuốc trầm cảm khi mang thai hoặc bạn đang có kế hoạch mang thai.

• Thuốc chống trầm cảm và nguy cơ tự sát: Hầu hết các thuốc chống trầm cảm thường an toàn, nhưng Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) yêu cầu tất cả các thuốc chống trầm cảm phải được khuyến cáo một cách nghiêm ngặt cho bệnh nhân. Trong một số trường hợp, trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên dưới 25 tuổi có thể tăng khả năng suy nghĩ hoặc hành vi tự sát khi dùng thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là trong vài tuần đầu sau khi bắt đầu dùng hoặc thay đổi liều.

Xem thêm: Những Lời Chúc 8/3 Ấn Tượng Dành Cho Cô Giáo, 50+ Lời Chúc 8


Bất cứ ai đang dùng thuốc chống trầm cảm nên được theo dõi chặt chẽ để kịp thời phát hiện dấu hiệu nghiêm trọng hoặc hành vi bất thường. Đặc biệt là khi người bệnh bắt đầu một loại thuốc mới hoặc thay đổi liều lượng. Nếu bạn hoặc người bệnh có ý nghĩ tự sát khi dùng thuốc chống trầm cảm, hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.


Cuộc sống luôn có những nốt nhạc thăng trầm sẽ mang đến nhiều thử thách khó khăn khiến bạn cảm thấy buồn chán và mệt mỏi muốn buông xuôi. Hầu hết những người mắc bệnh trầm cảm thường không nhận ra mình đang gặp vấn đề sức khỏe tâm lý cho đến khi tình trạng ngày càng trở nặng. Vì thế, bạn nên lưu ý từng dấu hiệu nhỏ nhất của bệnh trầm cảm để tìm cách chữa trị trước khi chuyển biến nặng hơn nhé!